Bơi lội là kỹ năng sinh tồn rất cần thiết các bạn nhé! Tập bơi còn mang lại sức khoẻ & sự tự tin cho bản thân. Bơi tiêu tốn calo rất tô cho giảm cam & duy trì vóc dáng, sức khoẻ
28 tuổi (2010) tôi chưa biết bơi, có lẽ vì điều kiện sông nước của mình không có, và một phần vì quá nhút nhát thời con trẻ, tất nhiên là cha mẹ đã không để ý đến việc này. 

Bơi lội là kỹ năng sinh tồn cần thiết cho mỗi người – Bạn có thể tự tập bơi ngay hôm nay

tap boi

Vì vậy mà giờ đây  tôi HẠ QUYẾT TÂM để tập bơi

tìm hiểu trên internet thấy nhiều thông tin rất thú vị và hữu ích nên muốn post lại cộng thêm chút ít kinh nghiệm riêng tư nữa để chia sẻ với mọi người và cho chính mình nữa nào chúng ta cùng tập bơi 

Cách tự học bơi lội hiệu quả

Nếu bạn định tập bơi một mình, tức là tự học bơi thì bạn phải tìm một bể bơi hay vị trí bơi có mức nước thấp chỉ ngang cổ hoặc ngang ngực bạn thôi, như vậy bạn sẽ tự học được và đảm bảo an toàn Thật sự là tôi học bơi mà không có ai dậy cả, chỉ qua các thông tin thu thập được, chứ không trực tiếp có ai đó xuống bể dậy tôi bơi, thế nên tôi phải “động não trước khi động thủ” – tôi nghiên cứu cách bơi, cách xuống nước như thế nào cho thật đúng rồi tôi bắt đầu tiến hành tập…

Đầu tiên là TẬP NÍN THỞ ( điều này tôi thấy nhiều ông bố bà mẹ đưa con xuống hồ dậy bơi cũng chưa làm đúng lắm, và chưa dạy con cách thở trước khi bơi, họ thường cho con mình tập bơi luôn, tập chân-tay và tất nhiên là uống nước, đó là một sai lầm lớn – vì điều quan trọng nhất khi bơi là vấn đề thở, nếu không biết thở thì bạn không thể bơi được) 
tap boi

Cách tập Khom người, nghiêng mặt sát mặt nước thở vào (hình trái), rồi nín thở, úp mặt xuống nước, bắt đầu thở ra bằng mũi (hình phải). Khi gần hết hơi lại nghiêng mặt sang bên cho mũi miệng nhô lên để thở vào bằng miệng. Chú ý, chủ yêu thở ra vào bằng miệng, tránh để nước lọt vào mũi. Đừng vội vã hãy tập nín thở trong nước thật nhuần nhuyễn, điều này sẽ có kết quả tuyệt vời cho bạn, vì khi bạn biết cách thở khi bơi, có một điều chắc chắn là bạn sẽ không bị “sặc nước, uống nước”.. do không biết thở. Hơn nữa là khi tập thở một hai buổi dưới nước thời gian sẽ làm bạn dạn dày hơn với nước, bạn sẽ không sợ nước nữa, và đương nhiên khi bạn không còn sợ nước nữa thì vấn đề bơi chỉ là một hai buổi nữa thôi  

Tiếp theo 

TẬP NỔI TRONG NƯỚC

  1. Hãy thở vào bằng miệng, sâu hơn bình thường nhưng không gắng sức
  2. Sau đó nín thở, từ từ nhún chân xuống, vẫn giữ lưng thẳng và để đầu chìm vào nước
  3. Tiếp tục nín thở và từ từ co hai chân lên trong khi tay co lại, áp sát vào ngực và toàn thân thả lỏng. Lúc này bạn sẽ nổi bồng bềnh trong nước giống “Thai nhi nghịch ngợm”, đang nằm trong bụng mẹ . Bạn nổi chứ không chìm. Dù phần đầu nhao có nhao ra phía trước, phần chân ra phía sau và bạn dường nằm úp mặt trong nước thì cũng chẳng có gì kinh khủng xảy ra. Nước chẳng thể lọt vào mũi, vào miệng và bạn không sặc, không chìm như những lần xuống nước trước đây
  4. Khi thấy không thể nín hơi nữa, bạn từ từ đứng thẳng lên cho đầu nhô khỏi mặt nước và bắt đầu thở nhanh ra bằng mũi rồi thở vào bằng miệng. Thế là bạn đã nổi được trong nước. Hãy tập kỹ bài phần này, vì tôi biết là chúng ta khi không biết bơi thì rất sợ nước, và cảm giác ngập đầu trong nước như thể đang chết đuối ý nhưng với bài tập này thực hành hoàn thiện – bạn sẽ thấy việc ngụp lặn dưới nước chỉ là chuyện nhỏ

CHỈ CẦN TẬP TỐT ĐẾN ĐÂY LÀ MÌNH ĐÃ THÀNH KẺ DỞ HƠI – HƠI BIẾT BƠI RỒI

Các kiểu nổi trong nước khác: “Ngửa mặt trông Trăng” Tư thế này cần tập ở chỗ nước sâu ngang cổ, tốt nhất bạn phải không còn mắc bệnh Cà cuống. Tư thế giúp ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn lâu trên mặt nước.
Chú ý là, tư thế này không thích hợp khi có sóng to và gió lớn. 
Thực hành: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng. Thở sâu, từ từ ngửa người ra sau cho đầu chìm dần trong nước nhưng không để nước tràn vào mũi. Hai cánh tay giang gần vuông góc với thân hoặc xuôi xuống phía chân. Ngực ưỡn lên phía trên, chân khép lại thả lỏng. Hơi trong lồng ngực sẽ giữ cho phần ngực và mũi nổi trên mặt nước. Khi thở ra, có thể vẫy hai tay nhè nhẹ lên xuống để giữ cho ngực và mũi không bị ngập. Khi hít vào, thả lòng tay nghỉ ngơi. Hít vào và thở ra từ từ, chậm nhẹ giữ cho mũi không bị chìm, sặc nước. Bạn có thể nổi và nghỉ trên mặt nước rất lâu với tư thế này. “Nhô lên hụp xuống” Tư thế này giúp ta cầm cự ở những chỗ sâu ngập đầu người, mặt nước có sóng và gió, không thể “Ngửa mặt trông Trăng”. 
Thực hành: Lúc mới tập nên tập sát thành bể, phía sâu nhất (~ 2m hay hơn). Hai tay bám vào thành bể, người thả dọc xuống nước. Bắt đầu thở vào sâu rồi từ từ thả người thẳng cho đầu chìm xuống trong khi vẫn nín hơi (hoặc thở nhẹ ra). Một lúc sau, dùng hai tay kéo thành bể để đầu nhô lên mặt nước để thở ra (hoặc thở vào nếu dưới nước vẫn thở ra đều đều). Tập nhiều lần cho quen. Để tập ở chỗ nước sâu, tất nhiên bạn phải biết “Bơi ếch tớ”. Nguyên tắc thả nổi trong “Nhô lên hụp xuống” ở đâu cũng vẫn là nhô lên hít vào, hụp xuống thở ra. Nhớ điều chỉnh nhịp hít vào – thở ra thích hợp với khả năng mỗi người. Khi muốn nhô lên, vẫy tay, đạp chân lên xuống nhẹ nhàng để hỗ trợ. Khi hụp xuống thả lỏng toàn thân. Nếu bạn đã biết các chiêu “Thai nhi nghịch ngợm”, “Bơi ếch tớ”, việc “Nhô lên hụp xuống” nơi nước sâu cũng chẳng khó gì.

CÁC KIỂU BƠI

Bơi ếch 

Đầu tiên với các kiểu bơi thì có lẽ là bạn nên học bơi Ếch trước hết, vì kiểu bơi này khá dễ dàng và khi bạn đã bơi nhuần nhuyễn kiểu bơi này thì hãy học các kiểu bơi tiếp theo, vì đơn giản bơi lội lúc này đối với bạn chỉ là chuyện nhỏ
Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 8
Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 9

Bơi trườn

Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 10

 

Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 11

 

Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 12

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ^^


Bài viết được tóm lược qua sưu tầm thông tin và tự thân trải nghiệm thực tế bản thân, nên kinh nghiệm của mình chia sẻ ở đây là bạn hãy đọc kỹ – đọc lại và làm từng bước, chứ không chỉ là đọc qua 1 lượt rồi thực hành luôn.
Hãy nhớ: Động não trước khi động thủ !
Và hãy tập luyện kỹ từng bước một.
Làm đúng như vậy chắc chắn bạn sẽ thành công ^^
tiếp theo nào...

Bơi ngửa

Bơi lội là một kỹ năng sinh tồn - Hãy tập bơi ngay 13
Tập nổi
  • Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở..
  • Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước.
  • Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt nước.
  • Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước.
  • Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng).
Tập lướt nước ngửa.
  • Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co 2 chân đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng.
  • Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể.
  • Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai).
Tập chân
  • Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn).
  • Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa.
  • Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa.
Tập tay
  • Đứng dươi bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay).
  • Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa).
  • Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu.

Tập phối hợp toàn bộ dưới nước

Mực nước ngang bụng hay ngực, nằm ngửa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên tri tập nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa phối hợp thở như đã tập trên cạn, cho đến khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cân tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn.
Ghi nhớ: Bất cứ động tác nào đã tập trên cạn thật nhuần nhuyễn thì xuống nước tập bơi mới dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt.
  • Tay trái sắp vào nước, tay phải kết thúc quạt nước, chân phải bắt đầu hất từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống.
  • Tay trái vào nước, tay phải bắt đầu cung khỏi mặt nước, chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh lên.
  • Tay trái bắt đầu quạt nước, tay phải bắt đầu vung trên không, chân phải bắt đầu đưa xuống, chân trái bắt đầu hết lên.
Tóm lại: để giữ thăng bằng, động tác tay và chân ngửa được luân phiên thực hiện chéo. Tay trái vào nước thi chân phải hất lên, tay phải vung trên không thi chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên). Và ngược lại, chân phải đưa xuống nước thì tay trái vung trên không và cứ thê tiếp nối các “chu kỳ động tác” đến khi bơi được xa…

Những điều cần ghi nhớ trong kỹ thuật bơi ngửa:

  • Các ngón tay phải khép kín lại, lòng bàn tay cong như hình cái thìa. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi vào nước để lướt tới
  • Không nên gập cổ tay lại, cổ tay phải thẳng theo chiều của cánh tay ngoài.
  • Hai cánh tay phải dịu dàng, mềm dẻo, thoải mái luân phiên quạt ngang (nghiêng) 2 bên như 2 mái chèo (không nên quạt thẳng đứng xuống).
  • Phải giữ 2 vai không đảo và không chìm sâu xuống mặt nước khi đang bơi. (Mực nước ngang tai).
  • Đầu phải nhô lên khỏi mặt nước và hơi cúi xuống cằm, gần chạm ngực để có thể nhìn được 2 bàn chân khi bơi..
  • Khi hạ chân xuống phải giữ gối hơi thẳng, nhưng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi chuẩn bị đá hất lên thì gối hơi gấp lại, nhưng cũng phải uyển chuyển mềm dẻo, dịu dàng. Tránh động tác co duỗi 2 chân như đang đạp xích lô, xe đạp hay đạp chân ếch (kiểu ngửa ếch: tay ngửa, chân ếch).

Tập bơi & bơi lội được là một hành trình thú vị, có lo sợ, có hoảng hốt, có hú vía, có sặc nước, sợ chết luôn í chứ… Cơ mà, nếu vượt qua được, nằm được trên mặt nước, thì sẽ cảm nhận được một chiến thắng rất lớn đối với chính bản thân mình!!!

Mọi người cùng cô gắng tập bơi nhé! Bơi – Không chỉ là thể thao, nó còn là một kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong trường hợp khẩn cấp đó ^^

cùng hội cùng thuyền nè:
Làm sao để hôn nhân bền vững ?

Làm sao để hôn nhân bền vững? Đó luôn là câu hỏi dành cho nhiều....

Những câu nói hay trong phim “Em và Trịnh”

Phim “Em và Trịnh” mới ra rạp tháng 06/2022 được nhiều người yêu thích. Quan....

Đừng xấu hổ vì những điều như thế

Trong cuộc sống mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh & xuất phát....

Học cách yêu ? Như yêu lần đầu !

Chúng ta là hai nữa khác biệt với nhau, vậy làm sao để nhìn được....

Chúng ta nên tạo duyên hay vạn sự tùy duyên ?

Tùy duyên là gì? Tùy duyên có phải là chờ đợi thứ mình mong muốn....

Cuộc sống # Cuộc đời

Chúng ta thường nói vui: cuộc sống khác với cuộc đời! Là bởi, trông nhìn....

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *